Xuất bản thông tin

null Thanh Bình – tăng cường tiêm Vắcxin cho người dân và những khuyến cáo người dân sau khi tiêm Vắcxin

Chi tiết bài viết Tin tức

Thanh Bình – tăng cường tiêm Vắcxin cho người dân và những khuyến cáo người dân sau khi tiêm Vắcxin

Đến chiều ngày 08/8/2021, Thanh Bình đã triển khai tiêm ngừa vắc xin cho các đối tượng trên địa bàn các xã, thị trấn, cộng dồn đạt 5.591/6.225 liều, đạt 89,81%.

Quang cảnh điểm tiêm vắc xin cho người dân

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp xảy ra ở nhiều tỉnh, thành phố trong nước và thế giới với số ca nghi nhiễm không ngừng gia tăng và bùn phát trở lại. Tại huyện Thanh Bình trong đợt bùng phát dịch thứ 4 từ ngày 26/6 đến 8/8 toàn huyện đã ghi nhận và phát hiện 32 ca mắt Covid - 19; 115 ca F1 và 572 ca F2. Số người đang cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 1037 trường hợp; hết thời gian cách ly là 337 người; còn thời gian cách ly là 700 người.

Huyện đang tập trung thực hiện quyết liệt các giải pháp, áp dụng thực hiện giãn cách xã hội lập theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Để công tác tiêm ngừa vắc xin đạt hiệu quả đồng thời tránh lây nhiễm tại các điểm tiêm ngừa, Ban Chỉ đạo Phòng chống Covid-19 Huyện khuyến cáo người dân trước và sau khi tiêm Vắcxin Covid-19 cần làm gì:

1. Trước khi tiêm chủng

- Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết như: chứng minh nhân dân/căn cước công dân hoặc thẻ bảo hiểm y tế, phiếu tiêm các vắc xin khác, sổ khám bệnh, đơn thuốc,… sử dụng trong thời gian gần đây.

- Trong ngày đến tiêm chủng, khai báo y tế trước khi đến trung tâm, chuẩn bị khẩu trang, tuân thủ thông điệp 5K (khẩu trang - khử khuẩn - khoảng cách - không tập trung – khai báo y tế”, ăn uống đầy đủ.

- Chủ động thông báo cho cán bộ y tế những thông tin liên quan đến sức khỏe cá nhân như:

Tình trạng sức khỏe hiện tại;

Các bệnh mạn tính đang được điều trị;

Các thuốc và liệu trình điều trị được sử dụng gần đây.

Tiền sử dị ứng hoặc phản vệ của bản thân với bất kỳ tác nhân nào.

2. Khi đến điểm tiêm vắc xin (Trạm Y tế, Trung tâm Y tế)

Tuân thủ nghiêm ngặt quy định 5K của Bộ Y tế gồm:

- Đeo khẩu trang

- Rửa tay bằng nước khử khuẩn;

- Giữ khoảng cách (khuyến cáo tối thiểu 2 mét với người xung quanh);

- Không tập trung đông người;

- Khai báo Y tế;

3. Sau khi tiêm chủng

Nên ở lại điểm tiêm chủng 30 phút sau khi tiêm để cán bộ y tế theo dõi, phát hiện sớm và xử trí kịp thời nếu có các phản ứng xảy ra sau tiêm chủng. Khi về nhà, nên chủ động theo dõi sức khỏe trong vòng 3 tuần kể từ thời điểm tiêm vắc xin.

Một số dấu hiệu thông thường sau tiêm vắc xin phòng Covid-19 mà bạn có thể gặp như như: đau tại chỗ tiêm, sốt, mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh, đau cơ, đau khớp, ngứa, sưng, đỏ, bồn chồn… Đây là các phản ứng thông thường sau khi tiêm vắc xin Covid-19, cho thấy cơ thể bạn đang tạo ra miễn dịch phòng bệnh.

Một số phản ứng sau tiêm nghiêm trọng rất hiếm có thể xuất hiện một vài giờ hoặc một vài ngày sau tiêm phòng vắc xin Covid-19 như: tê môi/ lưỡi; phát ban; ngứa, tắc nghẽn, căng cứng ở họng; thở dốc, khó thở,…

Nếu có các dấu hiệu nghiêm trọng hoặc bất thường sau khi tiêm vắc xin, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được các bác sĩ theo dõi và xử lý kịp thời./.

Ngọc Hiệp