Xuất bản thông tin

null     Hiệu quả của các sản phẩm, hàng hoá khi được hỗ trợ và được chứng nhận Nhãn hiệu hàng hóa

Chi tiết bài viết Tin tức

    Hiệu quả của các sản phẩm, hàng hoá khi được hỗ trợ và được chứng nhận Nhãn hiệu hàng hóa

      

                Nói đến huyện Thanh Bình, chúng ta lại nghĩ ngay đến nhãn hiệu ớt Thanh Bình. Đây là nhãn hiệu tập thể được Cục Sở hữu trí tuệ cấp năm 2012. Đến nay địa phương huyện cũng đã có nhiều cố gắng trong việc hỗ trợ các đơn vị xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, nông sản đặc thù.

          Xuất thân từ giáo viên với niềm đam mê sáng tạo và kinh nghiệm làm bánh truyền thống, Anh Phạm Công Danh quyết định khởi nghiệp và chọn cho mình một hướng đi riêng. Thông qua sự tư vấn, hỗ trợ của Phòng kinh tế hạ tầng huyện, anh đã mạnh dạng xây dựng nhãn hiệu hàng hóa là “Café và bánh Hải Thùy” và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận. Khi có được nhãn hiệu hàng hóa với 2 mặt này, công việc kinh doanh, mua bán của cơ sở anh ngày càng phát triển. Đó cũng là bước khẳng định về mặt chất lượng sản phẩm do cơ sở anh sản xuất ra.

          Anh Phạm Công Danh, Chủ cơ sở Bánh và Café Hải Thùy – Thị trấn Thanh Bình, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp nói: " Để đăng ký được nhãn hiệu hàng hoá sở hữu trí tuệ thì mình cũng nhờ bên Phòng Kinh tế và Hạ tầng của huyện Thanh Bình, đồng thời có kết hợp với Sở Khoa học công nghệ tỉnh Đồng Tháp, sự hỗ trợ của các anh rất tốt cho nên mình đã xây dựng được thương hiệu Hải Thùy, từ khi xây dựng được thương hiệu mình cũng cảm thấy có áp lực là làm thế nào để xứng với thương hiệu nên càng ngày mình càng cố gắng để xứng đáng với niềm tin, uy tín của mình".

          Một nhãn hiệu khác cũng được huyện Thanh Bình hỗ trợ mà nay đã trở thành một trong những thương hiệu mạnh của tỉnh được nhiều người biết đến. Đó là nhãn hiệu Muối sấy Ngọc Yến. Với cách nghĩ tiên phong, sự cam kết về chất lượng, nhãn hiệu Muối sấy Ngọc Yến nhanh chóng thiết lập chỗ đứng vững chắc trong lòng người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

          Ông Huỳnh Văn Bé, Chủ cơ sở muối sấy Ngọc Yến - Thị trấn Thanh Bình, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Thá chia sẽ: "Khi đăng ký rồi mình mới hiệu được giá trị khi được chứng nhận nhãn hiệu, hàng hoá của Cục sở hữu trí tuệ nên tôi thấy vô cùng ý nghĩa, sau này tôi có đăng ký thêm về logo từ đó mình sản xuất ngày càng tăng lên, nhiều người tiêu dùng biết đến nhiều hơn nếu  mà có sản phẩm giả thì cơ quan chức năng nhà nước can thiệp rất hiệu quả nên tôi thấy giá trị rất lớn, hơn nữa người tiêu dùng nhận diện được sản phẩm  của mình là có đăng ký về nhãn hiệu, hàng hoá nên họ yên tâm hơn". 

          Từ năm 2010 đến nay huyện Thanh Bình đã tư vấn hỗ trợ cho 29 sản phẩm, hàng hóa đăng kí nhãn hiệu hàng hóa và đã có 13 nhãn hiệu được cấp chứng nhận. Trong đó, có nhãn hiệu Muối sấy Ngọc Yến trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và đã có mặt tại thị trường nước ngoài như Campuchia, Hàn Quốc,…

          Ông Nguyễn Điền Dân - Phó trưởng Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp cho biết: "Hằng năm Huyện cũng tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu và bình chọn sản phẩm OCOP cấp Huyện, rồi tham gia cấp Tỉnh, cấp khu vực. Qua đó Phòng Kinh tế & Hạ tầng Huyện cũng đã tư vấn cho các cơ sở sản xuất kinh doanh. Đặc biệt là những cơ sở khởi nghiệp vừa và nhỏ làm nhãn hiệu bao bì, đáp ứng nhu cầu về mẫu mã sản phẩm để các cơ sở có điều kiện mở rộng thị trường hơn nữa".

          Mục tiêu của huyện là chú trọng hỗ trợ và tư vấn đăng kí nhạn hiệu cho các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu hàng năm, những sản phẩm Ocop trên địa bàn. Nhằm làm thế nào để ngày càng có nhiều sản phẩm nông sản, hàng hóa trên địa bàn huyện được chứng nhận. Đây không chỉ góp phần nâng cao giá trị sản phẩm mà còn giúp cho công tác xúc tiến, quảng bá và kết nối cung cầu sản phẩm được thuận lợi hơn. Mặc khác là để bảo đảm quyền lợi các sản phẩm hàng hóa là sản phẩm trí tuệ khi có bất kì sự sao chụp, làm theo xuất hiện trên thị trường,…

Ra Đa