Xuất bản thông tin

null   PS-Hiệu quả Mô hình nuôi trữ cá và quản lý cộng đồng

Chi tiết bài viết Tin tức

  PS-Hiệu quả Mô hình nuôi trữ cá và quản lý cộng đồng

           Thưa quý vị và các bạn!  Năm 2020 xã Phú Lợi huyện Thanh Bình là một trong những địa phương của tỉnh Đồng Tháp được Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (gọi là "IUCN") chọn thực hiện Dự ánthí điểm sinh kế dựa vào mùa lũ nhằm hỗ trợ cho chiến lược giữ nước ở vùng thượng nguồn sông Mekong. Sau thời gian thực hiện Dự án đã mang nhiều kết quả khả quan, người dân thì có điều kiện phát triển kinh tế tăng thêm thu nhập trong mùa nước nổi.

          Sau thời gian thả nuôi đến nay người dân Tổ hợp tác số 8, xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình đã tiến hành khai thác xong  nguồn lợi thủy sản được nuôi trữ, bảo vệ trong suốt mùa nước nổi năm nay với sản lượng đạt khá cao. Để có được nguồn lợi thu hoạch như ngày hôm này  ngay từ khi được chọn triển khai thực hiện sự  dự án, UBND xã Phú Lợi đã thành lập tổ giám sát cộng đồng, tuyên truyền vận động người dân không đặt dớn bắt cá tại cánh đồng 151 ha và thực hiện công tác quản lý cộng đồng, biển báo cấm đánh bắt cá dưới mọi hình thức, cũng như cử lực lượng Công an xã cùng với Tổ dân phòng tuần tra  kiểm sót để kịp thời ngăn cản các trường hợp xâm nhập người bên ngoài vào khu ô bao khai thác, nhằm đảm bảo thu nhập cho cả cộng đồng.

          Ông Phan Thanh Long, Tổ trưởng Tổ hợp tác số 8, xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp: hai vụ lúa xong bắt cá về ươn 1 tháng rồi mới thả ra đồng tự nhiên. Trong cái tổ thành lập ra được 9 thành viên, đầu tiên cũng gặp khó rồi thuyết phục bà con một trăm mấy chục hộ rồi người ta thống nhất đồng tình với mình.

          Tổng diện tích mà người dân thuộc Tổ hợp tác số 8 thực hiện nuôi trữ cá đồng, cá tự nhiên là 151 hécta, với 162 hộ dân trong vùng tham gia. Theo Ban quản lý tiểu dự án nâng cao khả năng thoát lũ và phát triển sinh kế bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu cho vùng Đồng Tháp Mười (các huyện, thị phía Bắc của tỉnh Đồng Tháp), gọi tắt là “Tiểu dự án ICRSL”(trước đây là dự án WB9) thì đây là lần đầu tiên có diện tích lớn như vậy được cộng đồng tự tổ chức quản lý và khai thác nguồn lợi tự nhiên.

          Ông Trương Văn Thắng, Thành viên Tổ hợp tác số 8, xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp: bà con cũng đồng tình//người dân có ý thức không có đánh bắt trộm trong nội đồng này, cái đó cũng là điều tốt

Bà Nguyễn Thị Ngọc Anh, Ban quản ý tiểu dự án ICRSL tỉnh Đồng Tháp:  thực hiện mô hình nuôi và quản lý cá cộng đồng ở tổ hợp tác số 8, cái được lớn nhất là bà con mình đồng thuận ngay ban đầu khi thực hiện, bà con đồng lòng trong việc minh nuôi con giống, rồi thả ra ruộng quản lý, bảo vệ trong suốt mùa lũ, để có lợi ích chung cho cộng đồng, cái thứ 2 trong quá trình thực hiện bà con không đánh bắt nguồn cá tự nhiên ngay ban đầu mùa lũ.

          Ngoài việc nuôi trữ thì khâu khai thác, phân bổ lợi ích cũng được tổ quản lý cộng đồng giám sát chặt chẽ. Thành viên của tổ quản lý cộng đồng sẽ đứng ra ghi chép số liệu khai thác, số tiền bán được, sau khi kết thúc sẽ tổng kết và phân chia cho cả cộng đồng theo tỷ lệ đã xác định từ trước.

          Ông Nguyễn Văn Kẹm, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp: Ưu điểm ban đầu thì sự đồng tình của người dân rất là cao, thu hoạch xong thì mình làm cái tổng kết để mình rút ra cái kinh nghiệm, cái nào được, cái nào chưa được, cái nào để người dân đồng tình để qua năm mình định hướng thả cái con gì cho nó phù hợp. Năm nay mình thả cá lóc, qua năm có thể thả cá khác đế nông dân tăng được thu nhập.

          Qua cách làm của cộng đồng dân cư ở xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình cho thấy sự thay đổi tư duy từ việc làm sinh kế riêng lẻ sang hợp tác cùng nhau và gắn với bảo vệ nguồn lợi tự nhiên. Đây có thể là tiền đề tốt để cộng đồng, địa phương khác nghiên cứu, thực hiện, giúp cho người dân ổn định sinh kế, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu./

Ra Đa