Xuất bản thông tin

null Nông dân Nguyễn Văn Đô kiên trì theo đuổi sản xuất an toàn

HĐND HUYỆN Tin tức

Nông dân Nguyễn Văn Đô kiên trì theo đuổi sản xuất an toàn

         Đã đến lúc câu chuyện sản xuất hữu cơ được nhiều nhà nông, nhà vườn nhắc đến và xem đây là hướng đi phù hợp. Khi sản xuất theo hướng hữu cơ, hạn chế sử dụng phân bón vô cơ và thuốc hóa học sẽ giúp nông dân tiết giảm chi phí đầu tư và nâng cao chất lượng sản phẩm làm ra. Đó cũng là cách làm mà người nông dân Nguyễn Văn Đô, xã Hòa An, Thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp thực hiện trong nhiều năm qua.

          Đã từ rất lâu, người nông dân Nguyễn Văn Đô được bà con xã Bình Thành đánh giá cao nhờ cách làm mang tính tiên phong. Từ những năm 90, ông 5 Đô đã được phổ biến quy trình canh tác lúa theo kỹ thuật IPM (ai bi em), 3 giảm 3 tăng hay 1 phải 5 giảm theo dự án VnSat (vi en sát) …để hướng sản phẩm mình làm ra theo chất lượng. Điều mà trước đây nhiều nông dân vẫn còn loay hoay trong vòng vây với bài toán năng suất.

          Ông Nguyễn Văn Đô, xã Hòa An, Thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp chia sẻ: "Nói chung làm theo chủ trương khuyến cáo của tỉnh đưa ra nên tôi thích nên tôi làm theo, làm theo mô hình này giúp c mình giảm chi phí lợi nhuận nhiều hơn. Quản lý sâu rầy trên đồng ruộng thì chỉ cần bón phân đi đúng thời điểm của cây lúa, lúc nào thiếu lúc nào dư mình can thiệp trong thời điểm đó thôi, thấy lúa xanh mình giảm lại".

          Nghĩ là làm, ông kiên trì áp dụng kỹ thuật canh tác theo khuyến cáo, tuân thủ đúng thời gian cách ly. Theo thời gian, kiến thức ấy được ông 5 Đô cập nhật, bổ sung. Thay vì khư khư vào phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, ông 5 Đô mạnh dạn giảm bớt sự phụ thuộc này bằng các dụng  các chế phẩm sinh học thay thế, phân vi sinh thay thế  với diện tích 3 ha, tại Hợp tác xã Bình Hoà, xã Bình Thành, huyện Thanh Bình. Ban đầu cũng trải qua nhiều khó khăn, thử thách, tuy nhiên thành quả mang lại trên cánh đồng là điều rõ nhất. Mỗi một năm qua, ông lại trúng mùa, mang lại lợi nhuận nhờ chi phí đầu tư hợp lí, chủ động được khâu đầu vào và năng suất lúa đạt khá cao.

          Nguyễn Văn Đô, xã Hòa An, Thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp cho biết thêm “Theo tôi từ đây trở về sau nếu mà nông dân của mình mà làm theo hướng cũ là minh không hợp tác với ai được nên mình làm vậy cho nó quen, nhuần  nhã đi, rồi mình mới hợp đồng liên kết với người ta, mới xuất khẩu được lúa sạch đi nước ngoài với người ta”. Được xem là một người xâm canh, tuy nhiên mô hình và cách làm của ông 5 Đô được Hội nông dân xã Bình Thành nói riêng và huyện Thanh BÌnh đánh giá rất cao. Bởi, đây là xu hướng đang được ngành nông nghiệp huyện khuyến cáo bà con áp dụng trên cánh đồng, mãnh vườn để hướng đến sản xuất theo tiên chuẩn VietGap, sản xuất an toàn,…

           Nói về việc thực hiện mô hình sản xuất lúa an toàn của ông Nguyễn Văn Đô, ông Lê Minh Tùng - Chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Thành – Huyện Thanh Bình – Đồng Tháp nhận xét “Thời gian qua sản xuất lúa theo hướng an toàn thì được địa phương thực hiện theo chủ trương, mục đích là vận động bà con sản xuất lúa an toàn để đảm bảo về sản phẩm sau khi thu hoạch. Đối với mô hình của chú 5 Đô thì nó đạt được hiệu quả, sau khi thu hoạch trừ c tất cả chi phí ban đầu thì lợi nhuận nói chung cao hơn một số hộ dân lân cận sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật”.

          Trong nông nghiệp cũng như trong sản xuất, với ông 5 Đô, không có bài học nào là không có giá trị, quan trọng là chúng ta học gì từ các bài học đó mà thôi. Nông dân ngày nay muốn sản xuất hiệu quả cũng cần phải học và phải mạnh dạng áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào đồng ruộng, có như thế thì mới gặt hái được thành công.

Ra Đa