Xuất bản thông tin

null Thanh Bình những ngày lịch sử năm 1975

Chi tiết bài viết Tin tức

Thanh Bình những ngày lịch sử năm 1975

Vào những ngày này, cách đây tròn 45 năm, giữa lúc quân và dân Thanh Bình như làn sóng mạnh mẽ, cùng tấn công ào ạt vào sào huyệt của địch, thì tin Dương Văn Minh ra lệnh ngừng bắn để thương lượng tại chổ. Nhận được tin đó, Thường vụ Huyện ủy Thanh Bình đã kịp thời chỉ đạo chuyển hướng chiến lược từ tấn công quân sự sang tấn công chính trị, binh vận, dùng loa kêu gọi, gởi thư yêu cầu bọn chỉ huy các đồn của địch ra bàn bạc thương lượng với ta hoặc ra đầu hàng.

(Viếng nghĩa trang liệt sĩ Huyện)

          Trưa ngày 30.04.1975, huyện ủy Thanh Bình ra lệnh các lực lượng vũ trang huyện phối hợp cùng lực lượng quần chúng tại chổ nhanh chóng cắt lộ 30, chặn không cho địch rút dồn về tỉnh. Triệt để lợi dụng thời cơ, 3 giờ chiều ngày 30/04/1975, quân dân Thanh Bình triển khai lực lượng chiếm lĩnh thị trấn. Ngay lúc đó, quân địch bị tan rã, quân ta tiến đánh và giải phóng toàn bộ xã Tân Thạnh vào lúc 4 giờ chiều ngày 30.04.1975. Xã đầu tiên trong huyện Thanh Bình được giải phóng.

          Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, bọn địch ở Thanh Bình như rắn mất đầu, quân lính rối loạn, tinh thần hoang mang, mất hết toàn bộ khả năng chiến đấu, chỉ kháng cự yếu ớt và nhanh chống tan rã trước sức nổi dậy mạnh mẽ của quân dân Thanh Bình. Đến 18 giờ ngày 30.04.1975, chính quyền địch ở Bình Thành đầu hàng, xã Bình Thành được giải phóng. Đến 22 giờ ngày 30.04.1975, lực lượng quân dân của ta tiến vào giải phóng dinh quận và tiếp thu cơ quan đầu não của địch tại chi khu quận.

          Nói về việc đánh chiếm chi khu quận của địch, chú Bùi Văn Phòng, Nguyên Quyền Bí thư huyện ủy Thanh Bình, người chỉ huy trận đánh năm xưa kể lại: “Chỉ trong 25 ngày đêm chiếm giữ, mở ra vùng giải phóng trong  hậu Bình Thành, lực lượng mình đánh đưa nó ra sát lộ 30. Xã Tân Phú, mình đánh, đẩy nó, mình chiếm Chùa Phật và đánh chiếm Tân Thạnh (tức là từ hậu Bình Thành đến hậu Tân Thạnh). Đến chiều 30/04/1975, quân địch đánh vô tới Láng Tượng. Lúc đó, Ba Chiến kêu gọi quân địch hạ súng, nhưng quân địch nó hỏng chịu, nó lùi ra, cố thủ. Ngay trong đêm 30/04 mình đánh đẩy nó ra khỏi dinh quận, chạy ra bãi Cây Vạn, mình giải giáp nó tại bãi Cây Vạn , tức là vùng Dinh Ông dài lên tới Voi lửa. Nói rõ hơn trong đêm 30 quân địch sợ bỏ chạy, quận lỵ Thanh Bình nó hỏng còn cái gì, mình chiếm luôn”.

          Còn chú Mai Văn Chiến, nguyên Huyện đội Trưởng huyện Thanh Bình cũng kể lại: “Thanh Bình được lực lượng của trên, nghĩa là tiểu đoàn 512 của Long Châu Tiền xuống phối cùng với Thanh Bình, lấy Thanh Bình làm thí điểm để đánh và giải phóng huyện. Khi bắt đầu vô đợt cao điểm mình dùng lực lượng quân sự đánh bức đồn Láng Tượng và chiếm lĩnh luôn. Các lực lượng khác cũng cùng nổi dậy vẫn liên tục chiến đấu, dằn co khoảng hơn 10 ngày thì được lệnh của cấp trên là chuyển hướng chiến lược, rút tiểu đoàn 512 của Long Châu Tiền về bên kia theo chỉ đạo mới. Như vậy, sau khi lực lượng 512 tỉnh rút, lực lượng huyện Thanh Bình hoàn toàn tự lực. Bằng mọi giá, lúc đó có chỉ thị là tỉnh giải phóng tỉnh, huyện giải phóng huyện, xã giải phóng xã, xem như là bắt đầu vô chiếm dịch, bắt đầu mở chiến dịch giải phóng đánh thẳng luôn, đánh khi khi nào mệt nghỉ, củng cố tinh thần rồi tiếp tục đánh nữa, đánh liên tục tới giải phóng luôn. Nghĩa là trong đêm 30 và sáng 1/5 tiếp quản giải phóng quận Thanh Bình có 25 ngày đêm.”

          Riêng xã An Phong, tuy không còn lực lượng du kích, nhưng cơ sở cách mạng của ta đã có sự chuẩn bị từ trước, thu số vũ khí mà anh em tự vệ đã chôn giữ để chuẩn bị lực lượng trên về đánh địch. Tuy nhiên, trước sức tấn công mạnh mẽ của quân dân ta, bọn địch ở đây đã rút hết sang các xã cù lao Tây vào trưa ngày 30.04.1975. Đến ngày 01.05.1975, lực lượng ta về tiếp thu xã An Phong. Sau khi giải phóng hoàn toàn các xã đất liền, ngày 02.05.1975 quân dân ta mới chính thức đưa lực lượng về tiếp quản các xã cù lao. Huyện Thanh Bình chính thức hoàn toàn được giải phóng và Ủy ban quân quản huyện, xã đã nhanh chóng được thành lập.

          Kể về việc đánh chiếm cù lao Tây năm xưa, chú Bùi Văn Phòng, Nguyên Quyền Bí thư huyện ủy Thanh Bình, người chỉ huy trận đánh năm xưa kể lại: “Sáng ngày 1/5/1975, một đoàn xe tăng của vùng 4 chiến thuật nó thất thủ trên Hồng Ngự. Nó mang cờ trắng nó về. Như vậy nó xuống đó, anh em mình mới chặn lại. Đối với mình dứt khoát ra lệnh cho nó hạ vũ khí tại chổ. Tình huống đó, tôi đề xuất phải sử dụng lực lượng địch, ta và địch động viên. Lúc bấy giờ, tôi mới ra thằng trung tá thiết giáp nói chuyện với nó, Quận trưởng ông yên tâm, chúng tôi thấy rằng trong thời cuộc này, mấy thằng này không biết thời cuộc để tôi đánh nó. Như vậy, tôi giao thế này, phần lái thì nó, xạ thủ từ 12 ly 7 với cối, tất cả xạ thủ gì đó phải chịu trách nhiệm. Nó bảo đảm với mình, mấy ông cho tọa độ tôi bắn mà sai tọa độ thì mấy ông cứ bắn chúng tôi tại chổ bên cù lao tây. Ngay lúc đó, tôi cử 1 bộ phận bộ binh khoảng một trung đội cùng đi với 5 chiếc xe tăng vượt lên ấp nhất An Phong, gim ngang cái Tân Quới. Địch ở bên kia nó thấy nó ghìm qua. Lúc này, mình bố trí đồng chí Vân huyện đội chánh đưa một đại đội chở lên An Long, qua bến phà An Long, đầu Tân Quới đó đánh xuống. Mình bên đây xe tang đánh dập qua. Trường hợp nó chống cự buộc mình phải dùng pháo dập thôi, tức là mình muốn khống chế. Ta đưa 5 chiếc xe tăng gim đó, sáng ngày 2 gánh ông Vân cầm đại đội mũi trên thọt xuống thì tụi nó thấy xe tăng nó bỏ súng, nó chạy hết, mình giải phóng cù lao Tây. Cơ sở tại chổ đứng lên để tiếp quản, lấy đó tiếp quản đó.”

          Có thể nói, những ngày tháng năm ấy, Đảng bộ và nhân dân huyện Thanh Bình rất tự hào về truyền thống kiên cường, bất khuất của mình. Tinh thần và khí phách ấy đã giúp cho Đảng bộ, nhân dân huyện Thanh Bình sáng tạo bao điều độc đáo để đánh địch, để tồn tại và chiến thắng. Tất cả đều nói lên bản chất và sức sống của con người và vùng đất Thanh Bình trong hai cuộc trường chinh chống giặc ngoại xâm.

          Ngày nay, trong công cuộc đổi mới, Đảng bộ và nhân dân huyện Thanh Bình không ngừng phấn đấu vươn lên, vượt qua khó khăn thử thách, tranh thủ các điều kiện và thời cơ thuận lợi để phát huy nguồn lực, động viên mọi tầng lớp nhân dân hăng hái lao động, sản xuất kinh doanh giành nhiều thành tựu mới đưa kinh tế huyện nhà liên tục phát triển năm sau cao hơn năm trước. Thành tựu nổi bật nhất của huyện là sự nghiệp phát triển con người, giảm nghèo, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống nhân dân. Huyện cũng đã thực hiện tốt chính sách xã hội về giáo dục, y tế, dân số và chính sách về nhà ở, đất ở cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên cụm tuyến dân cư ổn định đời sống, giải quyết việc làm cho hàng hàng ngàn lao động nông thông qua các chương trình khuyến công, khuyến nông và dạy nghề.v.v… Đặc biệt là thực hiện chương trình quốc xây dựng nông thôn mới, Thanh Bình đang trên đà khởi sắc./.

                                                                               Lê Văn Thơm