Xuất bản thông tin

null Thanh Bình – vùng đất anh hùng!

Chi tiết bài viết Tin tức

Thanh Bình – vùng đất anh hùng!

Đất và người Thành Bình gắn liền với truyền thống lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc: kiên cường, bất khuất, đánh đuổi giặc ngoại xâm. Người dân Thanh Bình cần cù, thông minh, sáng tạo và hiếu học trong xây dựng cuộc sống. Thanh Bình lại càng tự hào hơn là quê hương được Bộ VHTT&DL công nhận 2 bằng di tích lịch sử cấp quốc gia. Đó là di tích đền thờ Thượng tướng Quận công Trần Văn Năng và Bia ghi danh tưởng niệm vụ thảm sát 42 người dân ở xã Bình Thành. Những di tích đó, những thành tích, đó là biểu tượng khí phách kiên cường của người dân Thanh Bình trong suốt chiều dài lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. Thanh Bình đã từ lâu luôn gắn liền với các tên tuổi Phan Văn Túy, Nguyễn Ngọc Cam, Lê Chí Hướng, Nguyễn Xuân Trường, Chính Lộc,... Biểu tượng cho lớp người trẻ có Phan Văn O (tức Nhật Vinh), Võ Thị Cà Tha và biết bao những anh hùng khác mà công tích của họ đã góp phần viết nên những trang sử vàng chói lọi.

          Thanh Bình là một trong những chiếc nôi của cách mạng. Trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Thành Bình đã từng nuôi giấu, che chở các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng. Người dân Thanh Bình với tinh thần: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ không cam chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” đã mưu trí dũng cãm, kiên cường chiến đấu chống kẻ thù. Những năm tháng địch càng đánh phá cách mạng ác liệt, quân dân Thanh Bình lại càng sôi sục lòng căm thù, đoàn kết một lòng với ý chí: “Không có gì quý hơn độc lập tự do” quyết tâm đánh thắng và chiến thắng kẻ thù. Ngay từ những năm chiến tranh chống Mỹ, Đảng bộ huyện Thanh Bình đã kịp thời, kết hợp với bộ đội chủ lực tỉnh cùng với du kích xã Bình Thành tấn công tiêu diệt và bắt sống gần hết đoàn “Bình định” của địch tại Cái Tre; tấn công đồn Láng Tượng tiêu diệt gọn đồn và giết chết tên đồn trưởng Lệ, thu toàn bộ vũ khí. Đặc biệt, trận đánh mùa nước nổi năm 1966, chỉ sau một tuần quyết chiến, quân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu trên 100 tên địch và 1 tàu bay. Các trận đánh đồn Bắc Dầu 1,2,3, quân ta đã đẩy địch co cụm và thu hẹp địa bàn hoạt động của chúng.     Ngày 30/4/1975, giữa lúc quân và dân huyện Thanh Bình như một làn sóng mạnh mẽ, cùng nổi dậy tấn công vào sào nguyệt của địch tại các xã Tân Thạnh, An Phong, Bình Thành, Tân Phú.v.v... thì tin Dương Văn Minh ra lệnh ngừng bắn để thương lượng tại chổ. Nhận được tin đó, Thương vụ huyện uỷ Thanh Bình đã kịp thời chỉ đạo chuyển hướng chiến lược, từ tấn công quân sự sang tấn công chính trị, binh vận, dùng loa kêu gọi và gửi thư yêu cầu bọn chỉ huy các đồn bót của địch để bàn bạc với ta. Trên cơ sở đó, huyện chớp lấy thời cơ, chỉ đạo các xã, xã nào giải phóng xã nấy, tập trung toàn lực lượng giải phóng toàn huyện Thanh Bình trong một ngày. Như vậy, trong ngày 30/4, lực lượng ta giải phóng được xã Tân Thạnh với xã An Phong. Đến sang ngày 1/5, lực lượng ta mới giải phóng hết các xã.

          Những năm tháng ấy, Đảng bộ và nhân dân huyện Thanh Bình rất tự hào về truyền thống chiến đấu kiên cường, bất khuất của mình. Tinh thần và phí phách ấy đã giúp cho Đảng bộ và nhân dân huyện Thanh Bình sáng tạo bao điều độc đáo để đánh địch, để tồn tại và chiến thắng. Từ cấm gù, lặn nước, đánh địch bằng xuồng, dùng bao trấu làm công sự nổi trên ghe, đeo đọt tràm đánh trả bộ binh, thuyền bay, tàu chiến, máy bay.v.v... Tất cả đều bắt nguồn từ vùng đất Thanh Bình.

           Ngày nay, trong công cuộc đổi mới, Đảng bộ và nhân dân huyện Thanh Bình không ngừng phấn đấu vươn lên, vượt qua khó khăn thử thách, tranh thủ các điều kiện và thời cơ thuận lợi để phát huy nguồn lực, động viên mọi tầng lớp nhân dân hăng hái lao động, sản xuất kinh doanh giành nhiều thành tựu mới, đưa kinh tế huyện nhà liên tục phát triển năm sau cao hơn năm trước.

Năm 2019, về lĩnh vực kinh tế, Thanh Bình có tổng giá trị sản xuất một số ngành chủ yếu đạt hơn 10.200 tỷ đồng, tăng 6,54% so với năm 2018. Trong đó, ngành nông lâm, thủy sản đạt 4.545,33 tỷ đồng, tăng 3,45% so với năm 2018; ngành công nghiệp 5.015,58 tỷ đồng, tăng 7,58% so với cùng kỳ năm 2018; ngành xây dựng đạt 639,112 tỷ đồng, tăng 23,43% so với cùng kỳ năm 2018. Về saûn löôïng lua năm 2019 ước đạt  343.089 tấn, đạt 100,4% kế hoạch. Riêng 4 tháng đầu năm 2020, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục ổn định và tăng trưởng. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 2.072,2 tỷ đồng, tăng 11,4% so với cùng kỳ và đạt 37,3% so với kế hoạch. Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ trên địa bàn ước đạt 2.925,2 tỷ đồng, tăng 48,4% so với cùng kỳ và đạt 40,1% so với kế hoạch.

           Trong thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020, huyện đã xây dựng và phát triển vùng chuyên canh rau màu 5 xã cù lao Tây, Dự án chương trình VnSat sản xuất lúa theo hướng 3 giảm, 3 tăng và 1 phải 5 giảm”; mô hình “sản xuất lúa an toàn gắn với liên kết tiêu thụ theo hướng nâng cao chuỗi giá trị lúa gạo; mô hình sản xuất xoài, ớt sử dụng phân bón hữu cơ bón lót”, mô hình “Giảm giá thành trong sản xuất nếp”.v.v… và Dự án mô hình nông nghiệp công nghệ cao xã Tân Thạnh. Huyện cũng thực hiện nâng cấp công trình đường Quốc lộ 30 đoạn cao lãnh Hồng ngự trên địa bàn xã Tân Thạnh và An Phong, Dự án nâng cấp hạ tầng phục vụ phát triển và ứng phó biến đổi khí hậu vùng cù lao Tây, tổng mức đầu tư 29,8 triệu USD; Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển du lịch Cồn Phú Mỹ. và các vùng du lich sinh thái các xã.v.v… Trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020, tính đến nay, huyện Thanh Bình có 1 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới, nâng tổng số xã trong toàn huyện lên 3 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới. Các xã điểm có xã Bình Tấn đạt 19/19 tiêu chí, hiện đang chờ làm lễ công nhận. Xã Tân Hòa, Tân Huề, Tân Quới đạt 18 tiêu chí. Các xã diện còn lại đạt từ 13 đến 15 tiêu chí. Toàn huyện có 99,3% số hộ sử dụng điện, hơn 98% số hộ sử dụng nước sạch vệ sinh môi trường. Trong đó, có hơn 70% số hộ sử dụng từ các trạm cung cấp nước sạch, 30% sử dụng nước sạch từ các hình thức khác...

           Thành tựu nổi bật của huyện là sự nghiệp phát triển con người, huyện đã thực hiện chủ trương giảm nghèo theo tiêu chí. Năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo hiện còn 2,86% hộ nghèo, tương đương 817 hộ. Tỷ lệ hộ cạn nghèo của huyện chiếm khoảng 9%. Hơn nữa, huyện cũng thực hiện tốt các sách xã hội về giáo dục, y tế, dân số và các chính sách về đất ở, nhà ở cho các hộ nghèo trên cụm tuyến dân cư, vùng sạt lở vào ở để ổn định cuộc sống; giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động nông thôn qua các chương trình khuyến công, khuyến nông, dạy nghề...

           Chính những thành tựu nổi bật ấy, người dân Thanh Bình đã vinh dự được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hai lần phong tặng danh hiệu “Anh hùng”. Lần đầu là danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” và ngày 25/12/2015 là danh hiệu “Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới”. Đây là thành quả xứng đáng với sự quyết tâm, nổ lực của toàn Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân trong Huyện.

           Thanh Bình vùng đất anh hùng. Nhìn lại những chặn đường lịch sử, Đảng bộ và nhân dân huyện Thanh Bình đã viết tiếp thêm những trang sử vẻ vàng rực rở, càng tiếp thêm cho chúng ta sức mạnh để tiến lên phía trước. Chúng ta, những người được thừa hưởng di sản vô giá mà lớp người đi trước để lại, nguyện đoàn kết chặt chẽ, thống nhất, tự giác phấn đấu làm thêm nhiều việc tốt, ra sức ngăn chặn cái xấu, làm thất bại âm mưu phá hoại nhiều mặt của kẻ thù, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VIII nhiệm kỳ 2015 – 2020, với mục tiêu chung là xây dựng Thanh Bình thêm giàu đẹp trên bươc đường tiến lên đô thị loại IV./. 

                                                                              Lê Văn Thơm